Nhờ sự phát triển về công nghệ, hiện tại đã mở ra một kỷ nguyên mới cho các ứng dụng màn hình trên thị trường. Trong những năm gần đây, màn hình OLED đã vươn lên tầm cao mới, xứng đáng là gương mặt vàng nổi bật trong cộng đồng doanh nghiệp, tuy nhiên công nghệ màn hình Samsung QLED mới ra đời lại được mọi người xem như vật báu trong tương lai. Nhìn sơ qua, hai loại này nghe vẻ thì rất giống nhau nhưng bản chất bên trong lại khác nhau hoàn toàn, cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
1. Bản chất công nghệ
Màn hình QLED (hay còn gọi là Quantium Dot) là loại màn hình sử dụng các chấm lượng tử - là những hạt phân tử nano siêu nhỏ có thể phát ra ánh sáng nhờ tấm nền led giúp tạo ra màu sắc cho các điểm ảnh, cho phép khả năng hiển thị màu chính xác và tuyệt vời.
Màn hình OLED (Organic Light Emitting Diodes) hay còn được gọi tắt là Diot phát quang hữu cơ, sử dụng chất bán dẫn hữu cơ có khả năng tự phát sáng và bật tắt khi có dòng điện chạy qua mà không cần đèn nền như QLED. Nhờ vậy mà đa số màn hình OLED mỏng hơn và dễ dàng uốn cong hơn so với các loại màn hình khác.
2. Chất lượng màu sắc hiển thị
Nói chung về cơ bản hai loại màn hình này đều có chất lượng ngang nhau, tuy nhiên màn hình QLED được tạo bởi các chấm lượng tử lại đem đến chất lượng không gian màu tốt và chất lượng hình ảnh rực rỡ sống động hơn, nhưng công nghệ OLED lại cho ra độ đen và độ bão hòa màu tốt hơn.
Hiện nay công nghệ OLED nổi bật với độ đen sâu màn hình vượt trội nhờ cấu tạo chuyên dụng của nó, cho phép hiển thị hình ảnh chính xác và tương phản hơn so với bên còn lại. Tuy nhiên màn hình QLED lại vượt mặt về phía độ sáng nhờ tấm nền phát sáng riêng biệt, có thể tối đa hóa độ sáng cao lên đến 2000 nit mà vẫn đảm bảo độ bão hòa hình ảnh.
3. Mẫu mã và giá bán
Công nghệ OLED có thể cho ra những thiết kế mẫu mã kích thước đa dạng từ những màn hình đồng hồ thông minh cho đến hệ thống các màn hình TV 49 inch, 55inch,…77inch, từ mặt phẳng cho đến những tấm màn hình uốn cong, tất cả đều dễ dàng nhờ ứng dụng công nghệ này.
Còn về QLED thì được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hơn, có mặt từ những nơi ở bình dân đến những khu sang trọng, kích thước đa dạng từ nhỏ đến lớn, nhiều lúc lên đến 100inch.
Nhờ chi phí sản xuất cao nên giá bán màn hình OLED sẽ nhỉnh hơn so với QLED, nhờ đó nhiều khách hàng tìm đến QLED vì lý do này.
4. Một số hạn chế tiêu biểu
Nhược điểm lớn nhất của hệ thống màn hình OLED là dễ bị burn-in (lưu ảnh), cụ thể là những hình ảnh xuất hiện cố định trên màn ảnh trong thời gian dài sẽ được tự động mặc định lưu lại, gây ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh, chi phí sản xuất cao, tuổi thọ không dài.
Khiếm khuyết của màn hình QLED chính là do màu sắc quá chói, gây giảm thiểu quá trình quan sát, không được mỏng và uốn cong và có tốc độ load chậm hơn OLED.
Tóm lại, hai loại này đều tồn tại những ưu khuyết điểm riêng, không thể đánh giá theo một hướng nhất định, còn tùy vào những nhu cầu và sở thích của cá nhân mà cảm nhận bên nào nổi bật hơn và đáng mua hơn.