Trong đà đi lên bởi công nghệ, những thiết bị xưa kia dần được thay thế bằng những kỹ thuật tiên tiến. Trong mảng sự kiện cũng thế, ngày càng có nhiều ứng dụng mới nổi lên, tạo nên một làn sóng mới giúp hỗ trợ tăng nhanh hiệu suất công việc, tiêu biểu có công nghệ màn hình ghép. Mặt khác, cũng không thể phủ nhận những lợi ích đến từ hệ thống máy chiếu, vậy giữa màn hình ghép hay máy chiếu, thiết bị nào thực sự phù hợp với sự kiện của bạn? Cùng so sánh chi tiết về những yếu tố chính trong bài viết này.
1. Hiệu suất hiển thị
Một sự thật là, công nghệ màn hình ghép videowall có độ phân giải vượt trội gấp nhiều lần so với máy chiếu. Việc hiển thị nội dung trên ứng dụng này có thể dễ dàng trình chiếu hơn, chẳng hạn chiếu riêng lẻ từng màn hình hay chiếu hết toàn bộ, tất cả điều phu thuộc vào nhu cầu của bạn. Nhờ độ phân giải cao kèm hiệu ứng hình ảnh sắc nét, mượt mà trong mọi điều kiện môi trường, chính ứng dụng này cam kết sẽ đem đến một trải nghiệm chiêm ngưỡng hình ảnh tuyệt vời và tạo ấn tượng thị giác mạnh mẽ, hỗ trợ người xem nhanh chóng tiếp thu thông điệp, giúp đạt hiệu quả chiến dịch sự kiện tốt hơn.
Còn về ứng dụng máy chiếu quen thuộc hơn rất nhiều so với màn hình ghép, nó có ưu điểm lắp đặt nhanh chóng và sử dụng tiện lợi hơn, ít cồng kềnh mất thời gian hơn. Tuy nhiên, chất lượng hiển thị của màn hình chiếu không được tốt, dễ bị lóa, hình ảnh, màu sắc không rõ ràng, đôi khi thường xuất hiện một chút mờ xung quanh khung viền, làm giảm tương tác với khán giả.
2. Độ sáng
Hệ thống màn hình ghép cung cấp độ sáng lên tới 700 cd/m2, mang đến độ sáng gấp nhiều lần so với máy chiếu, ngay cả trong ánh sáng ban ngày, trong khi máy chiếu yêu cầu phải sử dụng trong những môi trường nhất định để nhìn rõ. Hơn nữa, theo thời gian máy chiếu cũng giảm dần độ sáng khoảng 20-30 phần trăm rong năm đầu tiên sử dụng, đem đến rắc rối cho người dùng. Chính vì thế, để máy chiếu hoạt động tốt nhất phải yêu cầu ánh sáng trong phòng mờ tối hơn để đảm bảo trình chiếu thông tin tối ưu. Tuy nhiên, các màn hình ghép không có những hạn chế này và đặc biệt lý tưởng cho những nơi có xuất hiện nguồn sáng cao hoặc gần với môi trường ánh sáng bên ngoài.
3. Tần suất hoạt động
Ứng dụng màn hình ghép là một công nghệ tiên tiến và phức tạp, thế nên mất nhiều thời gian và công sức để cài đặt hơn so với máy chiếu. Tuy nhiên, ứng dụng này lại ít bảo trì và thay thế hơn máy chiếu trong chu kì dài hạn. Thực tế, đèn máy chiếu dễ mất độ sáng theo thời gian và rất tốn kém để thay thế thường xuyên. Tuổi thọ trung bình của đèn chiếu kéo dài khoảng 2.500 giờ, trong khi một thiết bị màn hình ghép có thể kéo dài lên tới 100.000 giờ. Đồng nghĩa, trong khoảng thời gian màn hình ghép videowall hoạt động, bạn phải thay đến 30 – 40 chiếc đèn chiếu. Ngoài ra, màn hình ghép phát ra ánh sáng trực tiếp, có nghĩa là chúng sẽ trông hoạt động bền bỉ trong nhiều năm mà không lo bị hao hụt.
4. Khả năng tương thích
Với thiết kế chuyên dụng, ứng dụng màn hình ghép có thể dễ dàng kết nối với nhiều nền tảng khác nhau trên nhiều thiết bị từ điện thoại cho đến máy tính laptop. Về hệ thống máy chiếu cũng có thể tương thích với một số nền tảng chuyên dụng riêng và với các thiết bị yêu cầu có cổng kết nối phù hợp. Tóm lại về mức độ linh hoạt tương thích thì thiết bị màn hình ghép vẫn đứng đầu.
Trên đây là những so sánh cơ bản giữa hai loại màn hình ghép và máy chiếu thường. Tuy phải thừa nhận rằng đầu tư bộ thiết bị màn hình ghép có giá cao hơn nhiều, nhưng chúng mang lại hiệu suất vượt trội trong dài hạn tốt hơn, tối ưu hóa chi phí bảo trì. Tóm lại, tùy theo mức ngân sách cũng như nhu cầu của bạn trong việc tổ chức sự kiện mà có quyết định, nhưng chúng tôi vẫn khuyến khích bạn đầu tư hệ thống này để tiết kiệm trong tương lai.